Hướng dẫn đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất 2022

Trong thời đại hội nhập, hoạt động đăng ký bộ nhận diện thương hiệu chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp nhãn hiệu của các doanh nghiệp nổi bật trên thị trường. Hoạt động này nếu được thực hiện một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng uy tín hay xây dựng được niềm tin từ phía người tiêu dùng. Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mà một quá trình phức tạp và phải trải qua quy trình thẩm định nghiêm ngặt cũng như tốn nhiều thời gian tại các cơ quan có thẩm quyền. Để tìm hiểu về hoạt động này, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy liên quan đến thương hiệu như:

  • Tên thương hiệu
  • Logo công ty
  • Biểu tượng chính
  • Slogan hoặc tagline
  • Font chữ
  • Hình ảnh minh họa
  • Màu sắc chủ đạo
  • Các yếu tố chỉ dẫn
  • Các yếu tố nhận diện thương hiệu khác (Phong bì thư, nhãn mác, bao bì,…)

Các yếu tố trên được sử dụng kết hợp với nhau để tạo ra sự đặc biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?

Hoạt động đăng ký bộ nhận diện thương hiệu được có thể liên quan đến từng yếu tố cụ thể như sau:

  • Có thể đăng ký nhãn hiệu cho tên thương hiệu, logo và màu sắc chủ đạo.
  • Có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao bì, nhãn mác của sản phẩm.

Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào?

Mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp theo nhu cầu kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hoạt động đăng ký nhãn hiệu thì thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu và thông tin sau đây:

  • 02 bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

Bước 2: Nộp Hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho từng nhãn hiệu tương ứng.

Bước 4: Thẩm định hình thức.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về hình thức, đơn đăng ký sẽ được công bố trên trang Công báo SHTT.

Thời gian thẩm định hình thức sẽ kéo dài khoảng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bước 5: Thẩm định nội dung.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quy trình đăng ký kiểu dáng sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng bao gồm những thông tìn và tài liệu sau:

  • Giấy uỷ quyền
  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Bộ ảnh chụp đầy đủ các góc nhìn của đối tượng
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng tại cục SHTT Việt nam.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cho kiểu dáng công nghiệp tương ứng.

Bước 4: Thẩm định hình thức.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng. Nếu đáp ứng được những yêu cầu về hình thức, cục SHTT sẽ gửi thông báo chấp nhận hợp lệ và đơn đăng ký sẽ được công bố trên trang Công báo SHTT.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn là các thông tin về:

  • Quyết định hợp lệ đơn
  • Ảnh và phân loại kiểu dáng công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho chủ thể được nêu trong đơn.

Thời hạn thẩm định nội dung kéo dài khoảng 9 – 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    ContentsBộ nhận diện thương hiệu là gì?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào? Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    ContentsBộ nhận diện thương hiệu là gì?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào? Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    ContentsBộ nhận diện thương hiệu là gì?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào? Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    ContentsBộ nhận diện thương hiệu là gì?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào? Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác […]

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    ContentsBộ nhận diện thương hiệu là gì?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu như thế nào?Đăng ký bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những bước nào? Thuật ngữ “bản quyền” đề cập đến quyền sở hữu của tác giả […]

    Facebook của chúng tôi