Hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Việc xã hội phát triển, đời sống ngày càng phong phú, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của con người. Việc tạo ra tác phẩm sinh ra quyền tác giả cho người tạo ra tác phẩm đó. Quyền tác giả là tài sản trí tuệ được pháp luật quan tâm và bảo hộ. Việc bảo hộ này nhằm tránh trường hợp bị những bên khác xâm phạm, gây hại đến tài sản trí tuệ của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về đăng ký bảo hộ quyền tác giả

1. Ai được đăng ký quyền tác giả

Chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả căn cứ theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Cá nhân, tổ chức được bảo hộ tác phẩm của mình dưới dạng quyền tác giả bao gồm người trực tiếp tạo ra sản phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả
  • Chủ sở hữu quyền tác giả, tác bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Tác phẩm này phải được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam, chưa được công bố ở bất kỳ đâu tại nước ngoài hoặc công bố tại Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố tại nước ngoài theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên

2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả

Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định những loại hình được đăng ký quyền tác giả như sau:

  • Tác phẩm khoa học, văn học, sách giáo khoa, hoặc những tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng vật chất
  • Bài nói, bài giảng, bài phát biểu,…
  • Tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu
  • Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm được ra bằng những cách tương tự
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
  • Tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc
  • Bản sơ đồ, bản đồ, họa đổ hoặc những bản vẽ khác lên quan đến địa lý, kiến trúc, công trình
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
  • Chương trình máy tính, bộ sưu tập dữ liệu

Ngoài tác phẩm gốc thì còn tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh được hiểu là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ nước ngày sang ngôn ngữ nước khác, hoặc được phóng tác, chuyển thể, biên soạn, cải biên, … Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đối với tác phẩm gốc. Những tác phẩm trên phải được tác giả tạo ra bằng công sức lao động của mình mà không phải đi sao chép của người khác.

3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

Ngoài những đối tượng nêu trên, một số đối tượng sẽ không được pháp luật bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tin tức thời sự thuần túy
  • Văn bản quy phạm pháp luật, hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch của chúng
  • Hệ thống, quy trình, phương pháp hoạt động, số liệu, nguyên lý,…

4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả

Về thời hạn này, được quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

  • Quyền nhân thân của tác giả như là: Quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh khi công bố, sử dụng tác phẩm, bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm,… được bảo hộ vô thời hạn
  • Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được tính như sau:

+ Tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ ngày được công bố lần đầu

+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, nếu được đình hình thì là 100 năm kể từ ngày được định hình

+ Những tác phẩm không thuộc các trường hợp trên thì được bảo hộ suốt đời là trong vòng 50 tiếp theo, kể từ ngày tác giả chết. Nếu có đồng tác giả thì thời gian trên được tính từ ngày đồng tác giả cuối cùng chết

+ Thời hạn bảo hộ quy định chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Contents1. Ai được đăng ký quyền tác giả2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả Trong thời đại kỹ thuật số, […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Contents1. Ai được đăng ký quyền tác giả2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả Trong thời đại công nghệ số […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Contents1. Ai được đăng ký quyền tác giả2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả Việc bảo vệ quyền tác giả […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Contents1. Ai được đăng ký quyền tác giả2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả Tác phẩm phái sinh là tác […]

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Contents1. Ai được đăng ký quyền tác giả2. Những loại hình được đăng ký quyền tác giả3. Những đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả4. Thời hạn bảo hộ quyền giác giả Thuật ngữ “bản quyền” đề cập […]

    Facebook của chúng tôi