Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

kha-nang-ap-dung-cong-nghiep-cua-sang-che-2

“Khả năng áp dụng công nghiệp” của sáng chế là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn.

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế có lịch sử hình thành và pháp triển từ rất lâu đời. Ngay từ đạo luật đầu tiên trên thế giới về bảo hộ sáng chế, yêu cầu về khả năng thực hiện trong thực tế của giải pháp kỹ thuật được tạo ra. Đạo luật Venice năm 1474 đã quy định rất rõ: “bất kỳ người nào sáng tạo ra những cỗ máy mới trong thành phố, chưa từng được biết đến trong xã hội chúng ta, khi đã hoàn thiện và có thể sử dụng trên thực tế thì có thể trình diện trên hội đồng thành phố.

Theo pháp luật Việt Nam thì khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được quy định: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì có thể thấy giải pháp kỹ thuật như đề cập trong sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối tượng phải được chế tạo hoặc sử dụng trong công nghiệp; “công nghiệp” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những ngành công nghiệp sản xuất, giao thông, y tế, ngư nghiệp, chăn nuôi…

– Thông tin về bản chất của đối tượng cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết phải được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được

– Việc chế tạo hoặc sử dụng phải thực hiện lặp lại được với kết quả ổn định và giống với kết quả nêu trong phần mô tả sáng chế.

Xuất phát từ yêu cầu của sáng chế là một giải pháp kỹ thuật giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn nên có thể khẳng định khả năng áp dụng công nghiệp là một yêu cầu luôn gắn liền với thực tiễn xã hội. Sáng chế phải gắn liền với những hiện thực khách quan, không thể đưa ra những giải pháp mà không thể sử dụng trong thực tiễn xã hội được. Và đương nhiên việc bảo hộ cho những sáng chế không thể áp dụng trong cuộc sống con người là vô nghĩa, chính bởi vậy để đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật người ta thường căn cứ vào các yếu tố:

+ Quy luật tự nhiên

Rõ ràng một giải pháp kỹ thuật dù sáng tạo đến đâu mà trái với quy luật tự nhiên thì không thể mang lại lợi ích gì cho xã hội khi mà giải pháp đó không thể tồn tại thực tiễn trong tự nhiên. Ví dụ: sáng chế bảo hộ cho một loại động cơ vĩnh cửu

+ Khả năng áp dụng trong thực tế

Các đối tượng mặc dù về mặt lý thuyết là có thể được nhưng xét về mặt thực tế là không khả thi thì bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Ví dụ: Phương pháp tránh mưa bão bằng cách bọc toàn bộ bề mặt trái đất bằng một màng chất dẻo không cho nước gió bão xuyên qua.

+ Việc thực hiện lặp lại đối tượng

Giải pháp kỹ thuật đề cập trong sáng chế sẽ không có khả năng áp dụng công nghiệp trong trường hợp chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện, hoặc kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau, hoặc kết quả thu được khác với kết quả nêu bản mô tả sáng chế.

+ Hiệu quả của giải pháp

Đương nhiên các giải pháp hiển nhiên không có ích lợi hoặc không phục vụ nhu cầu của xã hội, thậm chí gây tác hại như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiêu phí quá mức năng lượng hoặc tài nguyên, có hại cho sức khoẻ con người, bị coi là không có khả năng áp dụng.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Campuchia thắt chặt vấn đề phạt thanh toán chậm phí sáng chế, giải pháp hữu ích và giống cây trồng

    Campuchia thắt chặt vấn đề phạt thanh toán chậm phí sáng chế, giải pháp hữu ích và giống cây trồng

    Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy trì hiệu lực (annuities) đối với các loại tài sản trí tuệ […]

    Quy trình đăng ký sáng chế tại UAE

    Quy trình đăng ký sáng chế tại UAE

    Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT của UAE có thể tạo ra giá trị lâu dài và thu […]

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được cấp bằng sáng chế, một sáng chế […]

    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn do luật sáng chế của Úc quy định. Dưới đây […]

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được các yêu cầu và thủ tục liên quan đến quá trình nộp […]

    Facebook của chúng tôi