Một số lưu ý về Luật Nhãn hiệu mới tại Myanmar

Luật Nhãn hiệu mới của Myanmar đã chính thức được thông qua và có hiệu lực từ năm 2020. Myanmar sẽ có rất nhiều thay đổi trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất đối với khách hàng để bảo vệ thương hiệu của mình tại Myanmar khi Đạo Luật mới này bắt đầu có hiệu lực:

Từ ngày 21/10/2019 đến 25/10/2019, Bộ Giáo dục Myanmar cùng với Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu về các vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến Luật Nhãn hiệu mới của Myanmar; trong đó, các vấn đề chính cần lưu ý bao gồm:

+ Thứ nhất, việc tiến hành thực thi Luật nhãn hiệu mới của Myanmar sẽ bao gồm 02 giai đoạn:

  • Soft Opening – giai đoạn dành cho các đơn đăng ký đã được nộp trước thời điểm Luật mới có hiệu lực và
  • Grand Opening – Giai đoạn dành cho các đơn đăng ký mới.

+ Thứ hai: Myanmar sẽ áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” thay vì nguyên tắc “sử dụng đầu tiên”.

Ngoài ra, Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Myanmar cũng sẽ được thành lập mới bởi Bộ Thương mại nước này. Đây sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm nhận và xử lý các đơn đăng ký nhãn hiệu theo Luật mới của Myanmar.

LƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰC

a/ Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ ngày 02/01/2020 và kết thúc vào ngày 02/07/2020. Trong khoảng thời gian này, các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cấp bằng tại Myanmar trước đó cần được nộp lại.

b/ Việc nộp lại đơn sẽ áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”.

c/ Tài liệu đăng ký lại trong giai đoạn “Soft Opening” cần lưu ý:

– Đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp theo hệ thống cũ nhưng chưa được cấp bằng:

+ Mẫu nhãn hiệu, yêu cầu về màu sắc của nhãn hiệu

+ Tên chủ đơn, Số hộ chiếu hoặc CMND, và địa chỉ chi tiết

+ Danh sách hàng hóa/ dịch vụ cần đăng ký

+ Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

+ Bản sao tuyên bố sở hữu nhãn hiệu theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu hiện tại;

– Nếu nhãn hiệu chưa đăng ký nhưng đã được sử dụng tại Myanmar. Bằng chứng về việc sử dụng và ngày sử dụng đầu tiên cần được cung cấp.

+ Giấy ủy quyền. Hiện quy định về Giấy ủy quyền mới đang được thảo luận bởi Cơ quan SHTT Myanmar. Thông tin sẽ được ASLaw cập nhật trong thời gian sớm nhất.

+ Đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cấp bằng theo hệ thống cũ:

+ Ảnh chụp đơn đăng ký nhãn hiệu,

+ Tên chủ đơn, Số hộ chiếu hoặc CMND, và địa chỉ chi tiết,

+ Số bằng và ngày cấp bằng,

+ Danh mục sản phẩm/ dịch vụ.

d/ Trong giai đoạn “Soft opening”, các đơn đăng ký nhãn hiệu mới sẽ không được chấp nhận.       

Chủ đơn muốn đăng ký mới và nộp lại đơn trong giai đoạn “Soft opening” (thay vì đợi đến giai đoạn Grand Opening). Đơn đăng ký nhãn hiệu của họ cần phải được nộp theo hệ thống cũ trước ngày 31/12/2019. Đây sẽ là một lợi thế lớn đối với các cá nhân, tổ chức chưa sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar. Vì theo dự thảo luật, giai đoạn này sẽ được áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”.

Do đó, các cá nhân, tổ chức nên tận dụng cơ hội để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar trong năm 2019).

LƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI

– Giai đoạn Grand Opening bắt đầu ngày sau khi Soft Opening kết thúc. Dự kiến là từ 2/7/2020 sau khi ra mắt hệ thống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới một cách hoàn chỉnh.

Tại giai đoạn này, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp tại Cơ quan SHTT Myanmar theo Luật Nhãn hiệu mới.

Hiện tại, Cơ quan SHTT vẫn chưa quy định chính thức về các tài liệu cần thiết để nộp đơn. Tuy nhiên, theo các thông tin tại Hội thảo của Bộ Giáo dục Myanmar và WIPO, các tài liệu gồm:

– Tên, địa chỉ, số hộ chiếu hoặc CMND của chủ đơn.

– Mẫu nhãn hiệu, yêu cầu về màu sắc nhãn hiệu

– Danh sách hàng hóa/ dịch vụ cần đăng ký

– Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

– Nếu nhãn hiệu chưa đăng ký nhưng đã được sử dụng tại Myanmar. Bằng chứng về việc sử dụng và ngày sử dụng đầu tiên cần được cung cấp.

– Giấy ủy quyền. Hiện quy định về Giấy ủy quyền mới đang được thảo luận bởi Cơ quan SHTT Myanmar. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền sẽ cần được công chứng và chứng thực bởi Đại sứ quán Myanmar.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    ContentsLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰCLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    ContentsLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰCLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC […]

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    ContentsLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰCLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    ContentsLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰCLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    ContentsLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “SOFT OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC NỘP TRƯỚC THỜI ĐIỂM ĐẠO LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰCLƯU Ý TRONG GIAI ĐOẠN “GRAND OPENING” – GIAI ĐOẠN DÀNH CHO CÁC […]

    Facebook của chúng tôi