Quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền tác giả là gì?

Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai loại quyền phát sinh sau khi quyền tác giả được thiết lập. Luật sở hữu trí tuệ không có định nghĩa cụ thể về hai loại quyền này mà chỉ quy định theo hướng liệt kê các quyền cụ thể.

1. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

(i) Đặt tên cho tác phẩm;

(ii) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

(iii) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

(iv) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền nhân thân nhấn mạnh đến sự liên kết cá nhân tồn tại giữa tác giả và tác phẩm.

Quyền nhân thân có ý nghĩa:

(i) bảo vệ danh dự, uy tín của tác giả và sự toàn vẹn của tác phẩm;

(ii) là một sự ghi nhận và khuyến khích sự sáng tạo thông qua các giá trị về tinh thần.

Quyền nhân thân chỉ thuộc về cá nhân tác giả mà không thể chuyển giao cho bất kì ai.

Phạm vi của quyền nhân thân không rõ ràng. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là quyền nhân thân. Tuy nhiên khi sử dụng quyền này thì phải xin phép và trả các quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả giống như quyền tài sản.

2. Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

(i) Làm tác phẩm phái sinh;

(ii) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

(iii) Sao chép tác phẩm;

(iv) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

(v) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

(vi) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Có thể thấy, quyền tài sản cho phép chủ sở hữu nhận các quyền lợi vật chất từ việc sử dụng và khai thác tác phẩm.

Nhiều tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả yêu cầu các khoản đầu tư tài chính và kỹ năng chuyên môn cho việc sản xuất, công bố rộng rãi và phân phối với số lượng lớn. Ví dụ như xuất bản sách, bản ghi âm hoặc sản xuất phim,… Những hoạt động này thường được tiến hành với các tổ chức kinh doanh đặc thù hoặc các công ty mà không phải trực tiếp từ tác giả. Các tác giả có thể chuyển giao quyền của họ cho các công ty này bằng cách ký hợp đồng thỏa thuận còn họ thu lại một khoản tiền nhuận bút. Khoản tiền này được nhận dưới các hình thức khác nhau. Ví dụ như trả tiền một lần hoặc trả nhuận bút dựa trên phần trăm thu nhập được tạo ra bởi tác phẩm.

Ngoài ra, nhiều tác giả không có khả năng hoặc nhu cầu tự quản lý quyền của họ. Họ thường buộc phải gia nhập các tổ chức quản lý hoặc hiệp hội, nơi cung cấp cho các thành viên của mình chuyên môn pháp lý và hiệu quả trong thu nhập.

Quyền nhân thân và quyền tài sản là hai quyền cơ bản của quyền tác giả.

Rate this post
5/5 - (2 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Contents1. Quyền nhân thân2. Quyền tài sản Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với việc bảo […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Contents1. Quyền nhân thân2. Quyền tài sản Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm văn học trở nên vô cùng quan trọng. Đăng ký […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Contents1. Quyền nhân thân2. Quyền tài sản Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Contents1. Quyền nhân thân2. Quyền tài sản Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền […]

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Contents1. Quyền nhân thân2. Quyền tài sản Thuật ngữ “bản quyền” đề cập đến quyền sở hữu của tác giả hoặc nghệ sĩ đối với các tác phẩm sáng tạo của họ. Bản quyền sẽ áp dụng cho nhiều loại […]

    Facebook của chúng tôi