Quyền tạm thời đối với sáng chế

Quyền tạm thời đối với sáng chế được áp dụng trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng có một người khác sử dụng sáng chế đó nhằm mục đích thương mại. Thực tế cho thấy  có rất nhiều trường hợp quyền của chủ sở hữu bị xâm phạm khi đã được cấp văn bằng bảo hộ. Do vậy, đối với những trường hợp này thì pháp luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tạm thời đối với sáng chế nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. 

Quyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức: Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Hai hình thức này chỉ khác nhau ở một điểm, đó là trình độ sáng tạo.

Do đó, sáng chế có đầy đủ 3 yếu tố tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp sẽ được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, nếu sáng chế đó có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng lại không có trình độ sáng tạo thì vẫn được bảo hộ nhưng bằng hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Dù đã được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nhưng chủ sở hữu sáng chế vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp sáng chế bị sử dụng trái phép. Để hạn chế được hành vi này, Luật SHTT sửa đổi năm 2009 đã quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế tại Điều 131 như sau:

Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:

Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế:

Trong trường hợp đã được thông báo bằng văn bản mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Có thể thấy, quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền cho người nộp đơn đăng ký cũng như hạn chế vi phạm xảy ra.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    ContentsQuyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế: Trong môi trường kinh doanh […]

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    ContentsQuyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế: Trong bối cảnh kinh doanh […]

    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    ContentsQuyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế: Quyền tác giả và quyền […]

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    ContentsQuyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế: Sáng chế là giải pháp […]

    Biện pháp bảo vệ bí mật thương mại trong doanh nghiệp năm 2024: Chiến lược và Thực tiễn

    Biện pháp bảo vệ bí mật thương mại trong doanh nghiệp năm 2024: Chiến lược và Thực tiễn

    ContentsQuyền tạm thời đối với sáng chế và hình thức bảo hộ:Áp dụng quyền tạm thời đối với sáng chế:Yêu cầu đền bù khi người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế: Bí mật thương mại là […]

    Facebook của chúng tôi