Xác lập văn bằng bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước Washington

 

xac-lap-van-bang-bao-ho-sang-che-theo-hiep-uoc-washingtonHiệp ước Washington năm 1970 về hợp tác trong lĩnh vực đăng ký sáng chế (PCT) được đánh giá là hiệp ước quan trọng và thành công nhất trong các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Hiệp ước PCT được ký tại Washington năm 1970, Việt Nam gia nhập Hiệp ước này năm 1993.

PCT áp dụng nguyên tắc chỉ cần nộp đơn một lần ( đơn quốc tế) tại một nước thành viên cho một sáng chế được xin cấp bằng tại nhiều nước. Đơn quốc tế đăng ký sáng chế có thể nộp tại cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên Hiệp ước mà người nộp đơn là công dân hoặc có chỗ ở thường trú. Hoặc cũng có thể nộp đơn cho Văn phòng quốc tế của WIPO tại Geneva.

Quy trình nộp đơn yêu cầu bảo hộ theo PCT bắt đầu từ việc nộp đơn từ một nước thành viên Hiệp ước, gồm các giai đoạn sau:

– Người nộp đơn có quyền chỉ định một số nước ( nước chỉ định) để các nước này cấp văn bằng bảo hộ cho mình.

– Nước thành viên nhận đơn sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn và tiến hành xét nghiệm quốc tế.

– Cơ quan xét nghiệm quốc tế ( Tnternational Searching Authority) sẽ kiểm tra xem sáng chế có đảm bảo tính mới hay không. Sau đó đơn sẽ được chuyển đến cơ quan đăng ký sáng chế của nước chỉ định.

– Để xem xét trình độ sáng tạo, cơ quan đăng ký sáng chế của nước chỉ định có thể tự kiểm tra hay thông qua một số cơ quan tiên tiến trên thế giới có khả năng như: cơ quan patent Châu Âu, Mỹ hay Nhật…

– Sau khi thẩm định nội dung, Cơ quan đăng ký của từng nước sẽ cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên lãnh thổ của tùng nước.

Hiệp ước PCT đã đơn giản hóa việc cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giúp người nộp đơn thông qua xét nghiệm quốc tế biết được sáng chế của mình có được bảo hộ hay không và giúp các nước đang phát triển xét nghiệm nội dung những sáng chế phức tạp mà bản thân các cơ quan này không thể tiến hành.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn do luật sáng chế của Úc quy định. Dưới đây […]

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được các yêu cầu và thủ tục liên quan đến quá trình nộp […]

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) là vô cùng quan trọng. Công nghệ […]

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    Chuyển nhượng quyền sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế (người chuyển nhượng) chuyển giao quyền sở hữu của mình đối với sáng chế cho người khác (người nhận chuyển nhượng). Việc này giúp tận dụng tối đa […]

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Một sáng chế để được cấp bằng bảo hộ […]

    Facebook của chúng tôi