4 Hành vi bị xem là xâm phạm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ.  Nhãn hiệu luôn là một tài sản vô hình gắn liền với một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là đối tượng bảo hộ có tính thương mại. Chính vì tính thương mại của nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định để đảm bảo sự thực thi đối với quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quy định về các hành vi bị xem là xâm phạm nhãn hiệu.

1. Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu, theo quy định của pháp luật Việt Nam, được hiểu các dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm chữ viết hoặc hình ảnh, hoặc sự kết hợp của cả hai loại dấu hiệu trên, được tạo ra nhằm phân biệt sản phẩm (hoặc dịch vụ) của cá nhân/ tổ chức này với sản phẩm (dịch vụ) của cá nhân, tổ chức khác.

2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể được hiểu là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mang lại tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu. Những đối tượng có hành vi vi phạm là những đối tượng không được chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép, cũng không phải là đối tượng có quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Những người này thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các hành vi xâm phạm có thể là các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùng

Việc sử dụng nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho sản phẩm/ dịch vụ trùng với sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký với nhãn hiệu đó.

Ví dụ: Tháng 10/2015, Công ty TNHH AHZ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu T-powder cho nhãn hiệu bột mỳ. Nếu có một bên bất kỳ sử dụng nhãn hiệu T-powder cho sản phẩm bột mỳ thì đây bị xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

b) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan

Khi một doanh nghiệp/ cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm/ dịch vụ thì việc một cá nhân/ tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu y hệt cho những sản phẩm/ dịch vụ tương tự cũng bị xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận.

Ví dụ: Tháng 9/2018, công ty A đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu EEgineer cho sản phẩm bỉm cho trẻ sơ sinh. Năm 2019, công ty B sử dụng  nhãn hiệu EEgineer cho sản phẩm sữa bột cho trẻ sơ sinh. Hành vi của công ty B bị xem là xâm phạm nhãn hiệu.

c) Sử dụng nhãn hiệu tương tự cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quan

Một tổ chức/ cá nhân sử dụng nhãn hiệu của cá nhân/ tổ chức khác đã được bảo hộ cho các sản phẩm/ dịch vụ đã được đăng ký cũng bị xem là xâm phạm nhãn hiệu của đối tượng khác.

Ví dụ: Công ty C được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bblocker cho sản phẩm cà phê, nếu một công ty bất kỳ sử dụng nhãn hiệu Cbocker cho sản phẩm ca cao cũng bị xem là vi phạm.

d) Sử dụng nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những đối tượng được pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ. Việc sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ cũng bị xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Ví dụ: Một hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng: Doanh nghiệp A sử dụng nhãn hiệu Apple cho sản phẩm xe máy của mình.

2.5/5 - (2 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Contents1. Thế nào là nhãn hiệu?2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệua) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùngb) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quanc) Sử dụng […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Contents1. Thế nào là nhãn hiệu?2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệua) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùngb) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quanc) Sử dụng […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Contents1. Thế nào là nhãn hiệu?2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệua) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùngb) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quanc) Sử dụng […]

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Contents1. Thế nào là nhãn hiệu?2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệua) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùngb) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quanc) Sử dụng […]

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Contents1. Thế nào là nhãn hiệu?2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệua) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/dịch vụ trùngb) Sử dụng nhãn hiệu trùng cho hàng hóa/ dịch vụ tương tự hoặc liên quanc) Sử dụng […]

    Facebook của chúng tôi