Bảo hộ sáng chế tại nước ngoài là vấn đề mà nhà sáng chế cần cân nhắc khi sáng chế của họ được thương mại hóa tại thị trường quốc tế. Bài viết sau đây sẽ mang đến các thông tin cần thiết cho những ai có ý định đăng ký sáng chế tại nước ngoài.
Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế thông qua đăng ký bảo hộ sáng chế tại quốc gia đó. Việc bảo hộ sáng chế tại nước ngoài sẽ cho phép chủ sở hữu sáng chế độc quyền đối với sáng chế tại nước đó.
Độc quyền sáng chế là quyền có tính lãnh thổ. Một sáng chế chỉ được bảo hộ ở các nước hoặc khu vực mà sáng chế đã được bảo hộ. Nếu sáng chế của bạn chưa được cấp Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực tại một nước nhất định. Sáng chế của bạn sẽ không được bảo hộ tại nước đó. Như vậy, bất kỳ người nào đều có thể sản xuất, sử dụng, nhập khẩu hoặc bán sáng chế của bạn ở nước đó.
Việc đăng ký sáng chế tại nước ngoài sẽ mang đến cho bạn sự độc quyền. Đồng thời, bạn có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho các doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng quan hệ cung ứng nguồn nhân lực, và tiếp cận với các thị trường đó nhờ mối quan hệ đối tác với các công ty khác.
Tốt nhất là bạn nên nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài trong thời hạn ưu tiên. Pháp luật quy định thời hạn này là 12 tháng tính từ ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.
Sau khi hết thời hạn ưu tiên và cho đến khi sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ công bố lần đầu tiên (thường là 18 tháng sau ngày ưu tiên) bạn vẫn có khả năng nộp đơn đăng ký sáng chế đó ở các nước khác, nhưng bạn không thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn nộp trước đó nữa.
Cần lưu ý rằng, một khi sáng chế đã được bộc lộ hoặc công bố, bạn có thể không đạt được độc quyền sáng chế ở các nước khác, do sáng chế bị mất đi tính mới.
Do việc bảo hộ sáng chế ở nhiều nước là một công việc tốn kém, các công ty nên lựa chọn kỹ quốc gia cần yêu cầu bảo hộ. Bạn có thể tham khảo các yếu tố sau trước khi quyết định:
Có ba cách thức chính để đăng ký sáng chế ở nước ngoài:
Theo kênh quốc gia: Bạn có thể nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp phí theo quy định.
Theo kênh khu vực: Nếu quốc gia của bạn là thành viên của một hệ thống sáng chế khu vực. Bạn có thể yêu cầu bảo hộ với hiệu lực trên lãnh thổ của toàn bộ hoặc một số nước thành viên.
Theo kênh quốc tế: Nếu quốc gia của bạn là thành viên của Hiệp ước sáng chế (PCT), bạn nên xem xét nộp đơn PCT quốc tế. Bằng cách nộp đơn quốc tế theo Hệ thống PCT, bạn có thể đồng thời yêu cầu bảo hộ một sáng chế tại 125 nước thành viên của PCT.
Liên hệ
Contents1. Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là gì?2. Tại sao phải đăng ký sáng chế ở nước ngoài?3. Khi nào bạn nên đăng ký sáng chế ở nước ngoài? 4. Bạn nên đăng ký sáng chế của mình ở […]
Contents1. Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là gì?2. Tại sao phải đăng ký sáng chế ở nước ngoài?3. Khi nào bạn nên đăng ký sáng chế ở nước ngoài? 4. Bạn nên đăng ký sáng chế của mình ở […]
Contents1. Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là gì?2. Tại sao phải đăng ký sáng chế ở nước ngoài?3. Khi nào bạn nên đăng ký sáng chế ở nước ngoài? 4. Bạn nên đăng ký sáng chế của mình ở […]
Contents1. Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là gì?2. Tại sao phải đăng ký sáng chế ở nước ngoài?3. Khi nào bạn nên đăng ký sáng chế ở nước ngoài? 4. Bạn nên đăng ký sáng chế của mình ở […]
Contents1. Đăng ký sáng chế tại nước ngoài là gì?2. Tại sao phải đăng ký sáng chế ở nước ngoài?3. Khi nào bạn nên đăng ký sáng chế ở nước ngoài? 4. Bạn nên đăng ký sáng chế của mình ở […]