Việc thực thi có hiệu quả quyền SHCN đối với nhãn hiệu là vô cùng cần thiết. Hiệp định TRIPS quy định các nội dung về quyền SHTT cần được bảo hộ. Đồng thời, dành một phần không nhỏ quy định về việc:
(i) ban hành luật pháp bảo hộ quyền và
(ii) xử lý các trường hợp vi phạm của các nước thành viên.
Hiệp định TRIPS là Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15/12/1993. Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Đây là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên các điều ước quốc tế hiện hành về Sở hữu trí tuệ. Như:
Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả với mọi hành vi xâm phạm được đề cập trong hiệp định. Trong đó cũng có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.
Theo hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm. Sau khi xác định rõ chứng cứ vi phạm. Tòa án ra phán quyết yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của hiệp định TRIPS bao gồm ba nhóm:
(i) các biện pháp chế tài dân sự;
(ii) các biện pháp chế tài hành chính;
(iii) các biện pháp chế tài hình sự.
Việc giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu là quy định quan trọng nhất trong hiệp định TRIPS. Vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các thành viên phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng kí, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận với các thành viên khác trong lĩnh vực quyền SHTT.
Liên hệ
Contents1. Hiệp định TRIPS là gì?2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo hiệp định TRIPS Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của […]
Contents1. Hiệp định TRIPS là gì?2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo hiệp định TRIPS Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng […]
Contents1. Hiệp định TRIPS là gì?2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo hiệp định TRIPS Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng […]
Contents1. Hiệp định TRIPS là gì?2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo hiệp định TRIPS Tình trạng hàng giả kém chất lượng ngày một lại càng tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không may mua phải […]
Contents1. Hiệp định TRIPS là gì?2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo hiệp định TRIPS Hiện nay, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu và sử dụng trái phép nhãn hiệu diễn ra phổ biến không chỉ ở Việt […]