Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép….toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó.
Ví dụ 1: Tháng 2.2004, ông H “đặt hàng” Công ty TP gần 73.000 vỏ lon nước uống tăng lực có hình hai con vật húc nhau màu đỏ. Từ số vỏ lon này, ông H đã cho sản xuất hơn 34.000 lon sản phẩm và tung ra thị trường.
Tháng 9.2006, Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Thái Lan (TC) sở hữu nhãn hiệu Red Bull + hình (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền SHCN.
Tại tòa, ông H cho rằng mình bị oan, vì thời điểm đó ông không có ý “đánh lừa” khách hàng bằng sản phẩm giống nhãn hiệu Red Bull + hình. ông cho biết, trước đây đã nhìn thấy hình hai con lợn húc nhau nên khi chuyển qua kinh doanh chính ông đã nghĩ ra mẫu mã đó và đã được sự cho phép của Sở Y tế. Trước đó, ông H từng bị phạt hành chính 2 lần về hành vi xâm phạm quyền SHCN nhãn hiệu “Heneiken” và “Sài Gòn”.
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Vi phạm nhãn hiệu Vincom Ví dụ 3: Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon đã bị xử phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” của công ty cổ phần Vincom. Cụ thể, công ty này đã sử dụng dấu hiệu “Vincon” tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của công ty cổ phần Vincom. + Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kì, , kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Liên hệ
Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tại Việt Nam, các biện pháp xử lý […]
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]
Tình trạng hàng giả kém chất lượng ngày một lại càng tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không may mua phải hàng giả giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký nhãn hiệu sẽ vô cùng nguy hiểm. […]
Hiện nay, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu và sử dụng trái phép nhãn hiệu diễn ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi mở rộng thị trường đầu tư […]