Các quy định về xử phạt xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt một cách nghiêm khắc nhất. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, sẽ  có biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự.

1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra một sản phẩm; quy trình hoặc một phần; bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện qua rất nhiều hành vi cụ thể. Tuỳ theo từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí ngày càng có nhiều những hành vi mới hơn nữa. كازنو Chính vì vậy nên pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần có tính linh hoạt cao. 

Pháp luật có quy định cụ thể những hành vi coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những hành vi ấy được xác định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009. قوانين بلاك جاك

2. Các hình thức sử phạt

a) Xử lý bằng biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ. Biện pháp này được áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra; tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính bao gồm các hành vi xâm phạm quy định tại Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ: 

– Xâm phạm gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; 

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; 

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này” 

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ.

Các biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:

– Biện pháp xử phạt chính (theo Khoản 1 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ). Tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm; và bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

– Biện pháp xử phạt bổ sung (theo Khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ). Tùy theo mức độ xâm phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử phạt đối với hàng hóa xâm phạm. Các hình thức đó bao gồm tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

– Biện pháp khắc phục hậu quả (theo Khoản 3 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ). Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung trên thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả.

– Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính (theo Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ). Trường hợp có nguy cơ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội. Tang vật có nguy cơ bị tẩu tán nhằm trốn tránh trách nhiệm. Nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Biện pháp này được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: “a) Tạm giữ người; b) Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; c) Khám người; d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

b) Xử lý bằng biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu. Khi đó chủ sở hữu bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Biện pháp dân sự bao gồm tự thương lượng và khởi kiện ra Toà án nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp tự thương lượng thường khó đạt được kết quả và biện pháp khởi kiện ra Toà án nhân dân được sử dụng chủ yếu.

Thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (theo Khoản 2 Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ). 

Các biện pháp xử lý

Toà án áp dụng các biện pháp cụ thể sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ)

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 

– Buộc bồi thường thiệt hại; 

– Buộc tiêu hủy, buộc phân phối, đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. 

Nếu cần thiết, toà có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Các biện pháp khẩn cấp áp dụng đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí trệ. العاب مربحة على النت Vd như nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất,… Và các hành vi kinh doanh hàng hóa đó theo bộ luật tố tụng dân sự.

Tuỳ trường hợp cụ thể mà toà án có thể áp dụng một, nhiều hoặc tất cả các biện pháp dân sự đồng thời cùng lúc trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ.

c) Xử lý bằng biện pháp hình sự

Biện pháp hình sử để xử lý hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm. Bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ). Trình tự thủ tục tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trong quá trình xử lý nếu thấy hành vi đó có 4 yếu tố cấu thành tội phạm theo luật hình sự. Khi đó các cơ quan chức năng cần thông báo và chuyển tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát nhân dân – cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xử lý về hình sự.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Contents1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?2. Các hình thức sử phạta) Xử lý bằng biện pháp hành chínhCác biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:b) Xử lý bằng biện pháp dân […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Contents1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?2. Các hình thức sử phạta) Xử lý bằng biện pháp hành chínhCác biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:b) Xử lý bằng biện pháp dân […]

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Contents1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?2. Các hình thức sử phạta) Xử lý bằng biện pháp hành chínhCác biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:b) Xử lý bằng biện pháp dân […]

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Contents1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?2. Các hình thức sử phạta) Xử lý bằng biện pháp hành chínhCác biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:b) Xử lý bằng biện pháp dân […]

    Những lưu ý về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Những lưu ý về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Contents1. Hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ là gì?2. Các hình thức sử phạta) Xử lý bằng biện pháp hành chínhCác biện pháp hành chính xử lý vi phạm gồm có:b) Xử lý bằng biện pháp dân […]

    Facebook của chúng tôi