Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Sử dụng nhãn hiệu như thế nào được coi là vi phạm sở hữu trí tuệ? Một cá nhân, tổ chức sẽ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu khi họ sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn và có đủ các căn cứ như:

can-cu-xac-dinh-hanh-vi-vi-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep

Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

+Nhãn hiệu bị xem xét thuộc phạm vi bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp. Điều này có nghĩa trong thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ, không một tổ chức, cá nhân nào được sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu không có sự thỏa thuận trước của chủ văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng kí văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo. كيف تربح مراهنات كرة القدم

+ Có yếu tố xâm phạm trong nhãn hiệu bị xem xét. Yếu tố trong đánh giá xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là dấu hiệu. Yếu tố xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là các dấu hiệu của nhãn hiệu bị nghi ngờ xâm phạm được sử dụng để so sánh với các yếu tố tương đương của nhãn hiệu được bảo hộ và là căn cứ để kết luận hành vi xâm phạm quyền SHCN. Để đưa ra được các kết luận về hành vi xâm phạm quyền thì việc xác định các yếu tố xâm phạm là rất quyết định.

+ Người thực hiện hành vi xâm phạm không phải là chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.Bởi vì chỉ có chủ thể quyền mới có các quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi quyền của mình. Bất kì ai, nếu không thuộc các trường hợp ngoại lệ được quy định trong luật SHTT, không phải chủ thể quyền SHCN sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ đều là hành vi xâm phạm quyền SHCN.

+ Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. ماهي لعبة البوكر Yếu tố này xuất phát từ đặc điểm mang tính không gian của quyền SHCN. Hành vi xem xét này cũng được coi là xảy ra ở Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin học tại Việt Nam.

*Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giây tờ giao dịch, biểu hiện, phương tiện hàng hóa và các phương tiện kinh doanh khác trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu gồm có hai dạng:

– Dạng thứ nhất là các dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu bao gồm mọi dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu hàng hóa (chữ, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, kí hiệu) hoặc đóng vai trò chỉ dẫn địa lý (địa danh) được gắn lên hàng hóa, phương tiện, dịch vụ giấy tờ giao dịch, biển hiểu quảng cáo, phương tiện kinh doanh khác, kể cả phương tiện điện tử trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

– Dạng thứ hai là dấu hiệu đóng vai trò chỉ dẫn thương mại (thông tin dưới dạng chỉ dẫn, trình bày trên bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biểu hiện, vật quảng cáo (lời dẫn, chú thích, kí hiệu) làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, mối liên hệ của hàng hóa, dịch vụ với hàng hóa dịch vụ, nguồn gốc hàng hóa có nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định yếu tố xâm phạm khi đáp ứng được hai điều kiện sau đây:

+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự tới mức không dễ dàng phân biệt được với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ: Nhãn hiệu “PARADOL” và “FANADOL” bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “PANADOL” nổi tiếng của công ty dược phẩm GSK.

+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Ví dụ: Cơ sở ánh Dương (Long An) đã có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Coca-cola, Hình” của công ty The Coca-Cola Hoa Kỳ. كيفية الربح في الكازينو Cơ sở này đã sản xuất nước giải khát mang nhãn hiệu “Coca-cola” (chữ cách điệu) và hình lượn sóng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Coca-cola” (chữ cách điệu) và hình dải băng năng động của công ty Coca-cola Hoa Kỳ đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Rate this post
5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam theo quy định mới nhất

    Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam theo quy định mới nhất

    Trong bối cảnh hội nhập hiện nay giữa các quốc gia, sự hội nhập quốc tế về khoa  học – kỹ thuật – công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí […]

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần đây đang được rất nhiều người quan tâm và ngày càng phát triển. Vì vậy, một điều không thể tránh khỏi đó là các tranh chấp về sở […]

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Tình trạng hàng giả kém chất lượng ngày một lại càng tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không may mua phải hàng giả giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký nhãn hiệu sẽ vô cùng nguy hiểm. […]

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Hiện nay, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu và sử dụng trái phép nhãn hiệu diễn ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi mở rộng thị trường đầu tư […]

    Facebook của chúng tôi