Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế là một trong những vấn đề người nộp đơn đăng ký sáng chế cần quan tâm để sáng chế đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:
Tại Việt Nam, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai:
(i) dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác
(ii) ở trong nước hoặc ở nước ngoài
(iii) trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Chưa bị bộc lộ công khai tức là chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Tính mới tại Việt Nam được hiểu là “tính mới trên toàn cầu”, theo nghĩa sự bộc lộ liên quan đến sáng chế ở trong nước hoặc nước ngoài đều có thể là căn cứ bác bỏ đơn đăng ký sáng chế.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế trong thời gian ân hạn thì việc bộc lộ công khai sáng chế sẽ không bị coi là mất tính mới.
Tại Việt Nam, khoảng thời gian ân hạn là 06 tháng kể từ ngày công bố và sáng chế được công bố trong các trường hợp sau:
(i) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
(ii) Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
(iii) Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng là người:
(i) Có các khả năng thực hành kỹ thuật thông thường;
(ii) Biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng tại một thời điểm thích hợp;
(iii) Song không có khả năng sáng tạo.
Tính không hiển nhiên này khác với tính mới ở chỗ một sáng chế có thể là hiển nhiên ngay cả khi nó không được bộc lộ một cách chi tiết trong giải pháp kỹ thuật. Nghĩa là, thẩm định viên có thể coi sáng chế đó là hiển nhiên khi kết hợp một số tài liệu đã được công bố mà mỗi tài liệu đó chứa một nội dung của sáng chế ngay cả khi sáng chế đó có tính mới.
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Điều kiện này còn được gọi là tính hữu ích. Căn nguyên của điều kiện này là để đảm bảo xã hội nhận được lợi ích từ việc trao độc quyền cho chủ sở hữu hoặc tác giả sáng chế.
Liên hệ
Contents1. Tính mới2.Trình độ sáng tạo3. Khả năng áp dụng công nghiệp Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy […]
Contents1. Tính mới2.Trình độ sáng tạo3. Khả năng áp dụng công nghiệp Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT […]
Contents1. Tính mới2.Trình độ sáng tạo3. Khả năng áp dụng công nghiệp Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy […]
Contents1. Tính mới2.Trình độ sáng tạo3. Khả năng áp dụng công nghiệp Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và […]
Contents1. Tính mới2.Trình độ sáng tạo3. Khả năng áp dụng công nghiệp Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được […]