Đối tượng bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.

Có thể chia tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thành bốn nhóm cơ bản:

–    Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ ( lời nói) : truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết,

giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố. Khoản 1 điều 4 nghị định 85 sửa đổi bổ sung nghị định 100 quy định như sau :” Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như : Truyện, tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ, các hình thức thể hiện tương tự khác.”  Một loạt những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quen thuộc ví dụ như truyện cổ tích Cây Khế, truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ, sử thi Đam San,…

– Loại hình thức được thể hiện bằng âm nhạc như : điệu hát, làn điệu dân ca như ca trù, quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế,..

– Loại hình thức được thể hiện bằng hành động (quan ngôn ngữ hình thể) như tuồng, chèo, cải lương, điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian . Các vở tuồng, chèo, cải lương, các điệu múa cổ truyền như điệu múa Xoè của dân tộc Thái, múa khèn của các dân tộc ở Tây Nguyên, các lễ hội như lễ hội Đền Hùng, hội Gióng, các trò chơi dân gian là những thứ hết sức quen thuộc và gần gũi đối với mỗi chúng ta.

– Loại hình thức được thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình, có thể nhận thấy qua xúc giác bởi nó được thể hiện qua một hình thức nhất định như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc ( được quy định tại khoản 3 điều 4 nghị định 85) như cồng, chiêng, khèn, trống đồng, gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ,…

Ba loại đầu không nhất thiết phải đưa về dạng vật chất, ngôn từ không nhất thiết phải viết ra, âm nhạc không nhất thiết phải biệu thị dưới dạng nốt nhạc, ký âm, các hình thức thể hiện bằng hình thể ( như múa) không phải mô tả bằng văn bản. Nhưng đối với loại thứ 4 vì là tác phẩm vật thể nên phải thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, website đã là một phần không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp cũng như cá nhân muốn phát triển kinh doanh. Website có thể là nơi khách hàng tìm hiểu bạn, […]

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Âm nhạc luôn là lĩnh vực tinh thần không thể tách rời với nhân loại. Từ xa xưa, âm nhạc đi vào đời sống con người  và trở thành nơi để con người gửi gắm tình cảm. Tuy nhiên, đây […]

    Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    Ý tưởng kinh doanh có thể được đăng ký bảo hộ dưới luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Điều này bởi lẽ ý tưởng kinh doanh bản thân chỉ là một ý tưởng có thể được chuyển đổi không […]

    Hướng dẫn đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất 2022

    Hướng dẫn đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất 2022

    Trong thời đại hội nhập, hoạt động đăng ký bộ nhận diện thương hiệu chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp nhãn hiệu của các doanh nghiệp nổi bật trên thị trường. Hoạt động này nếu […]

    Phân biệt quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

    Phân biệt quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

    Quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thường được hiểu là tương đồng, Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tác giả là người nhận tiền công từ người thuê, nhận nhiệm vụ […]

    Facebook của chúng tôi