Căn cứ vào quy định tại khoản 12 Điều 4 luật sở hữu trí tuệ, sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ dựa vào định nghĩa này thì không thể xác định rõ đối tượng được coi là sáng chế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những đối tượng được đăng ký sáng chế tại Việt Nam.
Căn cứ vào quy định tại Điều 25.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là phải là giải pháp kỹ thuật, cụ thể là sản phẩm hoặc quy trình. Giải pháp kỹ thuật tức là tập hợp các thông tin cần và đủ về cách thức kỹ thuật hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định nào đó. Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
– Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
– Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, một giải pháp kỹ thuật phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây để được bảo hộ:
Nếu một sáng chế không phải là hiểu biết thông thường nhưng chỉ đáp ứng hai điều kiện: có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp, thay vì Bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn sẽ được cấp Bằng độc quyền giải pháo hữu ích.
Bên cạch các đối tượng đăng ký sáng chế được thì cũng có những đối tượng không được phép đăng ký. Căn cứ vào Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ, dưới đây là các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Liên hệ
ContentsĐối tượng được bảo hộĐối tượng không được bảo hộ Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy trì hiệu […]
ContentsĐối tượng được bảo hộĐối tượng không được bảo hộ Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT của UAE […]
ContentsĐối tượng được bảo hộĐối tượng không được bảo hộ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự […]
ContentsĐối tượng được bảo hộĐối tượng không được bảo hộ Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn […]
ContentsĐối tượng được bảo hộĐối tượng không được bảo hộ Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được các yêu […]