Những lưu ý khi bảo hộ quyền tác giả

Quyền của một cá nhân/tổ chức đối với tài sản được hiểu là quyền sử dụng đối với tài sản đó. Một tác phẩm bạn làm ra được coi là tài sản của bạn; tuy nhiên quyền đối với những tác phẩm đó được coi là sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ vì thế phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ với các tác phẩm như vậy cũng điểm khác biệt nhất định.

Nội dung quyền tác giả

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Quyền tác giả là quyền tổ chức/cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, bổ sung sửa đổi 2009 thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, đĩnh nghĩa này mới chỉ đưa ra chủ thể hưởng quyền tác giả: có thể là người làm ra tác phẩm bằng chính công sức và chi phí của mình hoặc chủ sở hữu quyền tác giả: có thể không cần là người làm ra tác phẩm nhựng thuê người khác sáng tạo và cung cấp chi phí, phương tiện vật chất… để làm ra. Tuy nhiên, phạm vi quyền tác giả được thể hiện như thế nào?

Căn cứ vào điều 18 Luật sở hữu trí tuê, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân bao gốm

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm
  • Quyền đứng tên tác phẩm, quyền nêu tên khi tác phẩm được sử dụng hoặc công bố
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm: là không cho người khác sửa chữa; cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào.

Khác với quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả và có thể không chuyển giao được thì quyền tài sản là quyền liên quan đến tác phẩm mà chủ sở hữu hoặc tác giả có thể tùy ý định đoạt

  • Làm tác phẩm phái sinh
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
  • Sao chép tác phẩm
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Quyền tác giả sẽ giúp tác giả hay chủ sở hữu trước bên thứ ba muốn sử dụng. Khi người khác sử dụng, người đó phải trả phí cho tác giả hay chủ sở hữu.

Bảo hộ quyền tác giả ở đâu?

Bản quyền tác giả được bảo hộ tại Cục Bản quyền trước ngày tác phẩm được công bố. Dù việc đăng ký không bắt buộc, bởi quyền tác giả phát sinh từ lúc tác phẩm được định hình.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều tác phẩm được công bố, đăng ký bởi bên không có quyền; tại thời điểm đó chủ sở hữu không biết  nên sẽ dẫn đến chủ sở hữu đó vi phạm quyền tác giả. Do đo, để đảm bảo quyền lợi, chủ sở hữu nên đăng ký bản quyền ngay khi hoàn thành.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả khác nhau tùy thuộc vào loại hình tác phẩm

  • Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm điện ảnh; nhiếp ảnh; tác phẩm khuyết danh thì thời gian bảo hộ là 75 năm kể từ ngày công bố đầu tiên.
  • Trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong vòng 25 năm thì thời gian bảo hộ là 100 năm đối với tác phẩm mý thuật ứng dụng; tác phẩm điện ảnh; nhiếp ảnh; kể từ thời điểm được định hình và suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả mất đối với tác phẩm khuyết danh.
  • Các loại hình khác sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Nếu là đồng tác giả thì hạn 50 năm tính từ tác giả cuối cùng chết.
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    ContentsNội dung quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả ở đâu?Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã đem lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    ContentsNội dung quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả ở đâu?Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Trong thời đại công nghệ số và truyền thông hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    ContentsNội dung quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả ở đâu?Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Việc bảo vệ quyền tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ lợi ích của […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    ContentsNội dung quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả ở đâu?Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng yếu tố sáng tạo đáng kể […]

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    ContentsNội dung quyền tác giảBảo hộ quyền tác giả ở đâu?Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Thuật ngữ “bản quyền” đề cập đến quyền sở hữu của tác giả hoặc nghệ sĩ đối với các tác phẩm sáng tạo […]

    Facebook của chúng tôi