Những lưu ý về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là đối tượng dễ bị xâm phạm trong đời sống, hoạt động hàng ngày. Chính vì thế, các biện pháp để ngăn chặn, xử lý các vi phạm này rất cần thiết. Pháp luật hiện nay đã quy định chi tiết về vấn đề này, những các cá nhân, tổ chức vẫn có thể bị nhầm lẫn khi tìm hiểu. Trong khuôn khổ bài viết này, công ty luật ASLaw xin trình bày những lưu ý khi xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

a. Các hình thức xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân mà đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị bắt buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm, đồng thời bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo, nhắc nhở.

– Phạt nộp tiền.

b. Các hình thức xử phạt bổ sung

Tuỳ theo mức độ, tính chất xâm phạm mà tổ chức, cá nhân đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung được liệt kê sau đây:

– Tịch thu các hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, vật liệu, nguyên liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất và kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

– Đình chỉ có thời hạn các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh đã xảy ra vi phạm.

c. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được liệt kê sau đây:

– Bị buộc tiêu huỷ hoặc phân phối, đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại với các hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, vật liệu, nguyên liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu với mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ miễn là không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền lợi của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

– Bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc là buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, vật liệu, nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ đi các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

a. Các trường hợp áp dụng

Nếu thuộc các trường hợp liệt kê sau đây thì tổ chức, cá nhân có quyền đưa ra yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính:

 – Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

– Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc là cá nhân, tổ chức vi phạm có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm.

– Nhằm mục đích bảo đảm thực thi quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm như sau:

– Tạm giữ người vi phạm.

– Tạm giữ tang vật, hàng hoá, phương tiện vi phạm.

– Khám xét người.

– Khám các phương tiện vận tải, đồ vật; khám xét nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ.

– Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây công ty luật ASLaw đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật 2021.

1/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Căn cứ xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    ContentsCác hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần […]

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    Giải quyết tranh chấp trong sở hữu trí tuệ

    ContentsCác hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Sở hữu trí tuệ là một vấn đề trong những năm gần […]

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa có mức phạt như thế nào?

    ContentsCác hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Tình trạng hàng giả kém chất lượng ngày một lại càng tràn […]

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    Tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam và phương án giải quyết

    ContentsCác hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Hiện nay, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu và sử dụng trái […]

    Các biện pháp hành chính xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Các biện pháp hành chính xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    ContentsCác hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử […]

    Facebook của chúng tôi