Quyền của tác giả sáng chế

Quyền của tác giả sáng chế theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ? Sáng chế – đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp – là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Tác giả của sáng chế sẽ có các quyền liên quan khi sáng chế đó được bảo hộ.

Sáng chế được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao văn bằng bảo hộ (bằng độc quyền sáng chế). Đây chính là sự ghi nhận, nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Chủ thể có quyền đăng ký sáng chế:

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về chủ thể có quyền đăng ký sáng chế như sau: tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế là tác giả của sáng chế, bằng công sức và chi phí của mình.

Sáng chế sẽ không được tạo ra nếu không có hoạt động sáng tạo của tác giả, hay nói cách khác tác giả chính là cha đẻ của sáng chế. Do đó, việc quy định về quyền của tác giả sáng chế là điều vô cùng cần thiết. Thông qua hoạt động đầu tư trí óc của mình, tác giả đã cho ra đời những sáng chế có khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người, như nhu cầu di chuyển, nhu cầu giải trí, nhu cầu sinh hoạt…

Ngày nay, sáng chế đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của loài người, sáng chế có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, ở khắp nơi trên thế giới, do vậy việc ghi nhận công lao của tác giả là điều cần thiết để khuyến khích họ có thêm những sáng chế cho chúng ta.

Tác giả và quyền của tác giả sáng chế:

Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

Quyền nhân thân của tác giả sáng chế:

Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế.

Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    ContentsChủ thể có quyền đăng ký sáng chế:Tác giả và quyền của tác giả sáng chế: Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy […]

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    ContentsChủ thể có quyền đăng ký sáng chế:Tác giả và quyền của tác giả sáng chế: Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế […]

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    ContentsChủ thể có quyền đăng ký sáng chế:Tác giả và quyền của tác giả sáng chế: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với các sáng […]

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    ContentsChủ thể có quyền đăng ký sáng chế:Tác giả và quyền của tác giả sáng chế: Chuyển nhượng quyền sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế (người chuyển nhượng) chuyển giao quyền sở hữu của mình đối với […]

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    ContentsChủ thể có quyền đăng ký sáng chế:Tác giả và quyền của tác giả sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc […]

    Facebook của chúng tôi