Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho bao bì gạo là một vấn đề đang rất được quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về việc xuất khẩu gạo (năm 2018). Các doanh nghiệp xuất khẩu, kinh doanh, sản xuất gạo cũng đang chiếm số lượng khá lớn trên tổng số doanh nghiệp hiện nay ở nước ta. Vì vậy việc sử dụng những kiểu dáng tương tự nhau đối với sản phẩm gạo là không thể tránh khỏi. Khi đó chủ sở hữu cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao bì gạo để được độc quyền sử dụng kiểu dáng này, tránh sự xâm phạm đối với các bên khác
Để đăng ký kiểu dáng cho bao bì gạo nói riêng và đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói chung thì người nộp đơn cần nộp bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam gồm
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Bản mô tả kiểu dáng cần đăng ký
– Bộ ảnh vẽ hoặc hình chụp của kiểu dáng công nghiệp
– Thông tin người nộp đơn, chủ sở hữu, tác giả
Ngoài ra một số tài liệu khác như:
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
Đối với bao bì gạo, chủ sở hữu cần cung cấp ảnh dàn trải, ảnh tổng thể của kiểu dáng bao bì cần đăng ký. Trong đó:
– Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét; bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền; nền ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất và tương phản với kiểu dáng công nghiệp; trên ảnh chụp, bản vẽ chỉ được thể hiện sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ (không kèm theo sản phẩm khác).
– Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm.
– Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của bao bì, có thể cần phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh đủ để thể hiện rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
– Mỗi phương án của kiểu dáng công nghiệp phải có bộ ảnh chụp, bản vẽ thể hiện đầy đủ từng phương án.
– Đối với bộ sản phẩm phải có hình phối cảnh của cả bộ sản phẩm và bộ ảnh chụp, bản vẽ của từng sản phẩm trong bộ đó.
Như vậy, chủ thể nộp đơn cần lưu ý một số yêu cầu về ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp nhằm tránh tình trạng mất thời gian, công sức sửa đổi đơn quá nhiều sau khi đã nộp đơn.
Liên hệ
Contents1, Hồ sơ cần chuẩn bị.Giấy ủy quyền2, Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp3, Lưu ý Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không chỉ đơn giản là thủ tục […]
Contents1, Hồ sơ cần chuẩn bị.Giấy ủy quyền2, Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp3, Lưu ý Trong ngành thời trang, sự độc đáo và phong cách là yếu tố quyết định để các […]
Contents1, Hồ sơ cần chuẩn bị.Giấy ủy quyền2, Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp3, Lưu ý Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm gia dụng là một quy trình phức […]
Contents1, Hồ sơ cần chuẩn bị.Giấy ủy quyền2, Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp3, Lưu ý Trong lĩnh vực công nghệ, việc đánh giá và bảo vệ quyền sở hữu kiểu dáng công […]
Contents1, Hồ sơ cần chuẩn bị.Giấy ủy quyền2, Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp3, Lưu ý Trong thị trường toàn cầu ngày nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất […]