Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay, các cá nhân, tổ chức đã dần nâng cao ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể ở đây là bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để có thể tránh việc sản phẩm, hàng hoá của mình bị các cá nhân, tổ chức khác sao chép và hưởng lợi bất hợp pháp từ đó. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp. Bằng bài viết này, ASL LAW sẽ giúp bạn đọc nắm được những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Phải có tính mới:
Kiểu dáng công nghiệp có tính mới khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Chưa bị bộc lộ dưới hình thức mô tả, sử dụng công khai hoặc bất kỳ hình thức nào khác trong phạm vi trong nước và quốc tế
+ Có khác biệt đáng kể với các đặc điểm tạo dáng của các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai trên thị trường trước đó
+ Chỉ có một số người giới hạn được biết và có trách nhiệm giữa bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
– Phải có tính sáng tạo
Một kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo khi nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó.
– Phải có khả năng áp dụng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp phải có thể được sử dụng làm mẫu để sản xuất hàng loạt những sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ, những sản phẩm dưới đây sẽ không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
– Sản phẩm có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
VD: hình tròn của bánh xe, hình xoắn ốc của đinh ốc, mặt phẳng của đĩa CD, hai đầu của chiếc kim khâu,…
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp vì không có khả năng áp dụng công nghiệp. Chúng ta sẽ không thể tạo ra hàng loạt những công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp giống y hệt nhau từ hình dáng cho đến nguyên vật liệu, trang thiết bị, nội thất bên trong. Bản vẽ thiết kế của các công trình xây dựng chỉ có giá trị thẩm mỹ và có thể được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả.
VD: nhà xây, công trình cầu đường,…
Tuy nhiên, nếu sản phẩm là khung nhà có thể lắp ráp, di chuyển vẫn được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.
– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
VD: hình dáng kem đánh răng, động cơ xe máy,…
– Sản phẩm có kiểu dáng chứa biểu tượng hoặc huy hiệu
VD: quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam,…
– Sản phẩm có kiểu dáng trái với thuần phong mỹ tục.
Liên hệ
Contents1. Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ2. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không chỉ đơn giản là thủ […]
Contents1. Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ2. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Trong ngành thời trang, sự độc đáo và phong cách là yếu tố quyết định để […]
Contents1. Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ2. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm gia dụng là một quy trình […]
Contents1. Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ2. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Trong lĩnh vực công nghệ, việc đánh giá và bảo vệ quyền sở hữu kiểu dáng […]
Contents1. Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ2. Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Trong thị trường toàn cầu ngày nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là […]