Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho chai nước

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN) cho chai nước là việc đăng ký bảo hộ hình dáng bên ngoài của chai nước đó. Các doanh nghiệp kinh doanh nước uống thường có xu hướng cá biệt hóa hình dáng chai nước (từ đường nét, hình khối, màu sắc). Từ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện sản phẩm đó trước rất nhiều sản phẩm tương tự trên cùng một quầy hàng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thủ tục đăng kỹ kiểu dáng công nghiệp cho chai nước.

1. Tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu; 

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Các tài liệu khác (nếu có)

– Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo quy định về chiều giấy, căn lề,…

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa. Trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn dăng ký được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

6. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến

 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Pháp luật về bảo vệ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

    Pháp luật về bảo vệ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

    Contents1. Tài liệu tối thiểu2. Các tài liệu khác (nếu có)3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp6. Hình […]

    Myanmar bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ năm 2024

    Myanmar bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ năm 2024

    Contents1. Tài liệu tối thiểu2. Các tài liệu khác (nếu có)3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp6. Hình […]

    Những điều cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Những điều cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Contents1. Tài liệu tối thiểu2. Các tài liệu khác (nếu có)3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp6. Hình […]

    04 lý do cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    04 lý do cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    Contents1. Tài liệu tối thiểu2. Các tài liệu khác (nếu có)3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp6. Hình […]

    Những đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

    Những đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

    Contents1. Tài liệu tối thiểu2. Các tài liệu khác (nếu có)3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp6. Hình […]

    Facebook của chúng tôi