Các phong cách thời trang luôn thay đổi mỗi ngày đi cùng với đó là sự sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế. Để sáng tạo ra một bộ sưu tập thời trang ấn tượng, các nhà thiết kế đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ. Tuy nhiên, việc sao chép các thiết kế thời trang là vấn đề khiến các nhà thiết kế thở dài. Làm thế nào để các nhà thiết kế bảo vệ những “đứa con” tinh thần này? Bài viết này mang đến cho các nhà thiết kế một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ các kiểu dáng thiết kế của họ trước nguy cơ bị đạo nhái. Đó chính là đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Khoản 13, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”
Ví dụ kiểu dáng công nghiệp áo dài của Vietnam Airlines đã được cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2016 (Đơn số 3-2014-01705). Kiểu dáng công nghiệp của chiếc áo dài thanh lịch này là toàn bộ các đặc điểm tạo nên hình dáng bên ngoài của áo, bao gồm: dáng áo ôm, nền áo chấm hoa nhỏ xếp so le theo hàng ngang từ trên xuống, phía trước và sau áo đối xứng nhau. Cổ áo hình V, sát hai bên góc nhọn phía trước cổ áo là hình hai bông hoa sen cách điệu nằm đối xứng nhau. Vai áo kiểu giéc lăng. Phần cổ tay áp vát theo hình chứ V ở phía ngoài; đầu nhọn phần vát có hình một bông hoa sen cách điệu giống hình ở cổ áo. Toàn bộ các dấu hiệu tạo lên hình dáng bên ngoài này sẽ được bảo hộ tổng thể dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.
Nếu mẫu thiết kế thời trang được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, mẫu thiết kế đó sẽ được bảo hộ các đặc điểm đã nêu trong phần mô tả kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể như với kiểu dáng áo dài trên của Vietnam Airline, mẫu áo này sẽ được bảo hộ tổng thể các đặc điểm được mô tả để thể hiện hình dáng của chiếc áo. Tức là sẽ không có bên nào được phép sử dụng hay sản xuất mẫu áo dài tương tự đáng kể với tổng thể các đặc điểm tạo nên kiểu dáng mà Vietnam Airline đã đăng ký khi chưa xin phép.
Do đó, việc đăng ký kiểu dáng với mẫu thiết kế thời trang sẽ phù hợp với các nhà thiết kế có nhu cầu bảo hộ tổng thể các đặc điểm tạo nên kiểu dáng thiết kế của mình.
Một kiểu dáng sản phẩm thời trang được bảo hộ nếu đáp ứng các các điều kiện sau: (i) Có tính mới; (ii) Có tính sáng tạo; (iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
khi kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy, để đáp ứng được điều kiện về tính mới, các nhà thiết kế cần thật mau chóng trong việc quyết định đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho mẫu thiết kế thời trang của mình. Đặc biệt là khi, các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm thời trang cho sản phẩm thời trang còn chưa nhiều như hiện nay. Tra cứu trên thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ – IP LIB, số đơn cho kiểu dáng công nghiệp áo ngoài tính đến thời điểm hiện tại là 101 đơn, váy có 4 đơn,…). Hãy nhớ rằng, trong cuộc đua đến sự độc quyền, người nhanh chân mới là người chiến thắng.
khi kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng, căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Có lẽ các nhà thiết kế sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để đáp ứng được điều kiện này. Các mẫu thiết kế thời trang bản thân đã luôn chứa đầy sự sáng tạo.
khi kiểu dáng công nghiệp đó có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Điều này có nghĩa, kiểu dáng công nghiệp là lựa chọn phù hợp cho những mẫu thiết kế thời trang sản xuất hàng loạt, mang tính ứng dụng cao thay vì các mẫu thiết kế quá độc đáo và có chút…kỳ lạ.
Đây có lẽ là điều các nhà thiết kế quan tâm nhất khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho mẫu thiết kế của mình. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ có các quyền tài sản sau đây:
Có thể thấy, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho mẫu thiết kế thời trang mang đến rất nhiều lợi ích kinh tế cho nhà thiết kế. Đặc biệt, đối với những nhãn hiệu thời trang có tên tuổi, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho mẫu thiết kế của họ càng nâng cao thêm khả năng cạnh tranh và mang lại các nguồn doanh thu từ khoản phí li-xăng.
Các quyền sở hữu công nghiệp mà kiểu dáng công nghiệp trao cho chủ sở hữu mang đến sự bảo vệ vững chắc hơn so với việc đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Do cơ chế bảo hộ quyền tác giả chỉ bảo hộ về cách thức thể hiện mà không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm. Vì vậy, việc sao chép tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ khó kiểm soát hơn nhiều so với kiểu dáng công nghiệp. Mức xử phạt khi xâm phạm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng nhẹ hơn nhiều so với xử phạt hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.
Thực tế, để bảo vệ tốt nhất cho một mẫu thiết kế thời trang, cần có sự đăng ký toàn diện. Cụ thể như đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm thời trang đó, đăng ký bản quyền cho các họa tiết độc đáo trên các mẫu vải,…Các nhà thiết kế có thể cân nhắc thuê luật sư sở hữu trí tuệ để đưa ra những tư vấn tốt nhất để bảo vệ mẫu thiết kế thời trang của mình.
Liên hệ
Contents1.Kiểu dáng công nghiệp là gì?2.Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp3.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệpCó tính mới:Có khả năng áp dụng công nghiệp:4.Kiểu dáng công nghiệp mang đến cho chủ sở hữu […]
Contents1.Kiểu dáng công nghiệp là gì?2.Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp3.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệpCó tính mới:Có khả năng áp dụng công nghiệp:4.Kiểu dáng công nghiệp mang đến cho chủ sở hữu […]
Contents1.Kiểu dáng công nghiệp là gì?2.Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp3.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệpCó tính mới:Có khả năng áp dụng công nghiệp:4.Kiểu dáng công nghiệp mang đến cho chủ sở hữu […]
Contents1.Kiểu dáng công nghiệp là gì?2.Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp3.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệpCó tính mới:Có khả năng áp dụng công nghiệp:4.Kiểu dáng công nghiệp mang đến cho chủ sở hữu […]
Contents1.Kiểu dáng công nghiệp là gì?2.Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp3.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệpCó tính mới:Có khả năng áp dụng công nghiệp:4.Kiểu dáng công nghiệp mang đến cho chủ sở hữu […]